CEO Apple Tim Cook tại sự kiện của ADL
CEO Apple đưa ra thông điệp khi nhận giải thưởng “Courage Against Hate” tại một sự kiện của Liên đoàn chống phỉ báng (Anti-Defamation League – ADL) tổ chức ở Mỹ. Tim Cook được công nhận vì vai trò của mình trong đấu tranh vì sự thống nhất, đa dạng và tiến bộ xã hội. Phát biểu trước khán giả, ông cho rằng: “Nếu không thể rõ ràng đối với các vấn đề đạo đức như thế này, chúng ta sẽ gặp vấn đề lớn hơn”.
Tháng 8/2018, Apple gỡ 5 podcast (bản tin) từ “ông trùm” thuyết âm mưu Alex Jones khỏi iTunes và ứng dụng Podcast. Quyết định mang lại hiệu ứng domino trong ngành công nghệ: Facebook, YouTube và Spotify cấm một số nội dung của người này, còn Twitter cuối cùng cũng làm theo.
Người đứng đầu Apple tiếp tục: “Từ những ngày đầu tiên của iTunes đến Apple Music ngày nay, chúng tôi luôn cấm nhạc mang thông điệp người da trắng thượng đẳng. Vì sao? Vì đó là điều đúng đắn cần làm. Như đã thể hiện năm nay, chúng tôi không cung cấp nền tảng cho những kẻ mang thuyết âm mưu bạo lực trên App Store”.
" alt=""/>CEO Tim Cook: Hận thù không có chỗ trên các nền tảng AppleBitcoin vẫn dưới 4.000 USD
" alt=""/>Giá Bitcoin hôm nay 5/12: Không thể thoát khỏi đáy, vẫn dưới ngưỡng 4.000 USD/BTCGiới chức Liên minh châu Âu (EU) mong muốn rằng các công ty công nghệ khổng lồ như Google, Facebook và Twitter gửi báo cáo hàng tháng về tiến bộ trong các chiến dịch loại bỏ "tin tức giả" trên các nền tảng của họ trước các cuộc bầu cử của EU vào năm tới.
Ngày 5/12, Ủy ban châu Âu (EC) đã công bố các biện pháp trong khuôn khổ kế hoạch hành động nhằm chống lại tình trạng bóp méo thông tin trong bối cảnh cuộc bầu cử toàn EU sẽ diễn ra vào mùa xuân tới.
![]() |
EU thắt chặt việc kiểm soát tin tức giả |
Theo thông báo, các công ty Internet phải gửi báo cáo từ tháng 1/2019 đến tháng 5/2019, khi hàng trăm triệu công dân của 27 quốc gia thành viên EU dự kiến bỏ phiếu bầu ra 705 đại biểu Nghị viện châu Âu. Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) phụ trách thị trường số chung Andrus Ansip cho biết nhiều nước thành viên EU đã đưa ra các biện pháp chống lại "tin tức giả", đồng thời nhấn mạnh các nước châu Âu cần phải phối hợp cùng nhau trong cuộc chiến này.
Các biện pháp khác bao gồm một "hệ thống cảnh báo nhanh" mới, với việc tăng cường ngân sách và bổ sung đội ngũ chuyên gia và các công cụ phân tích dữ liệu. Google, Facebook, Twitter và nhà sản xuất trình duyệt Mozilla là những công ty cho đến nay đã tham gia vào Bộ quy tắc ứng xử tự nguyện của EU về chống giả mạo thông tin. Google đã thắt chặt các yêu cầu về quảng cáo chính trị ở EU, nhất là đòi hỏi thông tin về người trả tiền quảng cáo và cho phép người dùng xác minh danh tính của họ.
Thời gian qua, các hãng công nghệ Mỹ đã dành hàng triệu USD, hàng chục nghìn nhân viên cùng những công nghệ tốt nhất của họ trong cuộc chiến chống tin tức giả, tuyên truyền sai lệch và gây hận thù, vốn đang tăng chóng mặt trên các nền tảng số.
Trong khi đó, Ủy viên phụ trách an ninh của EU Julian King cho rằng các hãng công nghệ cần chứng minh các tiến bộ thực sự trong việc thực hiện các cam kết của mình. Nếu không, EC sẽ có thể phải xem xét các lựa chọn khác, bao gồm cả chế tài về luật pháp.
Theo Bnews
Hôm thứ Ba vừa qua, Google đã đệ đơn kháng nghị mức phạt chống độc quyền lớn nhất từ trước đến nay của Liên minh châu Âu (EU) áp đặt với tập đoàn này.
" alt=""/>EU yêu cầu Google, Facebook và Twitter gửi báo cáo hàng tháng về việc loại bỏ 'tin tức giả'